Ưu nhược điểm của màng lọc UF, NANO, RO

1/ MÀNG LỌC UF (0.1 - 0.01 micron)

Màng siêu lọc (Ultrafiltration – UF) Các màng siêu lọc có cấu trúc mềm không đối xứng, kích thước lỗ rỗng từ 0,01 – 0,1 μm, hoạt động dưới áp suất thông thường từ 70 - 200 psi ; cho phép lọc được các chất keo, chất rắn hoà tan có kích thước nhỏ và các phần tử như vi khuẩn, vi rút, proteins có khối lượng mol nhỏ, carbohydrates, enzymes.... Lưu lượng trong quá trình lọc diễn ra ở màng UF phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất keo bởi sự phân cực và sự bịt kín lỗ rỗng, các chất keo là nguyên nhân chính làm giảm lưu lượng và tạo lên áp lực truyền qua màng tăng cao. Quá trình lọc diễn ra ở nhiệt độ bình thường và áp suất thấp nên tiêu thụ ít điện năng. Kích thuớc của hệ thống gọn nhỏ, cấu trúc đơn giản nên không tốn mặt bằng lắp đặt. Về cơ bản màng Ultra không cho hiệu quả cao như màng Nano nhưng lại không đòi hỏi nhiều năng lượng như màng Nano.

Yếu điểm: Những chất khoáng còn lại trong nước có thể sẽ không có lợi cho cơ thể.

Cách khắc phục: Cần xác định rõ nguồn nước đầu vào, các chỉ tiêu lý hóa cần phải đạt tiêu chuẩn nguồn nước sinh hoạt của bộ y tế (Nước máy)

 

2/MÀNG LỌC NANO (0.01 - 0.001 micron)

Màng lọc nano (Nanofiltration – NF) Màng lọc nano có kích thước lỗ rỗng khoảng 0,001μm, hoạt động dưới áp suất thông thường từ 100 – 600 psi; là màng trung gian giữa 2 hình thức lọc màng là RO và UF. Nó có thể lọc được các phân tử muối hoá trị thấp và các chất khoáng ; được ứng dụng trọng lọc cặn các protein, gelatin, công nghệ chế biến nước hoa quả, phân ly chất rắn hoà tan trong dung dịch và sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt.

Màng Nano được sử dụng để tách dòng chất lỏng hoặc các phân tử có trong dòng.Về cơ bản, màng NF không cho hiệu quả cao như màng lọc thẩm thấu ngược màng (R.O), nhưng không tốn nhiều năng lượng như màng R.O, màng Nano có khả năng giữ các phân tử đường , muối kim loại hóa trị II, vi khuẩn, proteins,….

Yếu điểm: Công nghệ Nano không qua hệ thống xử lý thô sẽ dễ gây tắc màng, những chất khoáng còn lại trong nước có thể sẽ không có lợi cho cơ thể, giá thành cao.

Cách khắc phục: Với công nghệ lọc của máy lọc nước Nano, người sử dụng phải xác định trước nguồn nước để dùng Nano hiệu quả hơn.

 

3/MÀNG LỌC RO (0.001 - 0.0001 micron)

Màng lọc thẩm thấu ngược (Reverse osmosis – RO) Màng lọc RO có kích thước lỗ rỗng nhỏ hơn 0,0001μm, chúng được hoạt động dưới áp suất cao, thông thường từ 400 – 1000 psi, cho phép loại bỏ hầu hết các thành phần có trong nước như: cacbuahydrat, phân tử chất, cặn lơ lửng, các chất khoáng, các ion, amino,  acid…, .Cơ chế hoạt động của lọc RO sử dụng tính chất của màng bán thấm, tất cả các chất hoà tan bị giữ lại, trừ một vài phần tử hữu cơ rất gần với nước có khối lượng mol nhỏ, phân cực mạnh.

Trên Bề mặt màng RO có các lỗ siêu nhỏ, vì thế phải dùng điện để tạo áp lực của máy bơm ép nước tinh khiết đi qua màng lọc. Ngoài ra, theo cơ chế trượt ngang nguồn nước sau khi tới màng lọc RO tách ra làm hai phần: Một phần nước hoàn toàn tinh khiết, nước còn lại có lẫn các tạp chất sẽ bị cuốn ra ngoài theo đường nước thải.

Yếu điểm:

- Công nghệ lọc RO sẽ cho ra nước tinh khiết, đồng thời cũng loại bỏ hoàn toàn khoáng chất có trong nước (uống nước tinh khiết trong thời gian dài làm cho cơ thể thiếu đi 1 số khoáng chất cần thiết)

- Tốn nước nhiều, vì việc cho ra nước tinh khiết đồng nghĩa với việc phải loại bổ một luợng nước thải tương đương.

Cách khắc phục:

- Công nghệ mới của hệ thống lọc nước RO đã có thêm chức năng bổ sung khoáng chất có lợi cho cơ thể, cụ thể là bổ sung thêm trụ lọc tinh và tạo khoáng ở bước lọc cuối cùng.

- Lượng nước thải ra có thể tái sử dụng vào những việc như: tưới cây, giặt đồ, vệ sinh nhà cửa...

≡ TIN CÙNG CHỦ ĐỀ
 ¤   Tuyển dụng
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP
Flag Counter
Máy lọc nước